Các triệu chứng phổ biến khi cơ thể không dung nạp lactose bạn cần biết

Tình trạng không dung nạp lactose ảnh hưởng đến 70% số người trên toàn thế giới, có thể gây ra những triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa. Vậy làm sao để bạn nhận biết mình đang trong tình trạng không dung nạp lactose? (Đối với hầu hết người châu Á, bất dung nạp lactose (thành phần có trong sữa) là một hội chứng hết sức phổ biến)

Lactose là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong sữa của hầu hết các động vật có vú. Không dung nạp lactose là một tình trạng đặc trưng bởi các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy… được gây ra bởi sự kém hấp thu đường sữa. Ở cơ thể người, có một loại enzyme có tên là lactase chịu trách nhiệm phá vỡ đường sữa để tiêu hóa. Điều này đặc biệt quan trọng ở trẻ sơ sinh cần có enzyme lactase này để tiêu hóa sữa mẹ.

Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên sẽ thường sản xuất lactase ít hơn. Đến tuổi trưởng thành, có tới 70% người không còn sản xuất đủ men lactase để tiêu hóa đúng lượng đường trong sữa, dẫn đến các triệu chứng không dung nạp. Một số người cũng có thể không dung nạp lactose trong một số trường hợp sau phẫu thuật hoặc do các bệnh về đường tiêu hóa như nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Cùng tìm hiểu các triệu chứng phổ biến của tình trạng không dung nạp lactose để cùng tìm cách xử lý nhé!
Các triệu chứng do dị ứng lactose thường xảy ra sau khi bổ sung thực phẩm đường, sữa từ 30 – 60 phút

  1. Không dung nạp lactose gây đau dạ dày
    Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến của không dung nạp đường sữa ở cả trẻ em và người lớn. Khi cơ thể không thể phá vỡ lactose, nó sẽ đi qua ruột và đến đại tràng. Các loại carbohydrate như lactose tuy không được hấp thụ bởi các tế bào tại đại tràng, nhưng có thể được lên men và phân hủy bởi các vi khuẩn tự nhiên sống ở đó, còn được gọi là hệ vi sinh vật.

Quá trình lên men này gây ra sự giải phóng các axit béo chuỗi ngắn, cũng như các khí hydro, metan và carbon dioxide. Sự gia tăng axit và khí có thể dẫn đến đau dạ dày và chuột rút. Cơn đau này thường nằm quanh rốn và ở nửa dưới phần bụng. Cảm giác đầy hơi là do sự gia tăng của nước và khí trong đại tràng, khiến cho thành ruột bị căng ra, gây chướng bụng.

Tình trạng đau dạ dày do không dung nạp lactose trong một số trường hợp có thể dẫn đến nôn, buồn nôn ở cả người lớn và trẻ em.

Các triệu chứng đau dạ dày và đầy hơi là những chứng phổ biến có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như ăn quá nhiều, kém hấp thu, nhiễm trùng, do dùng thuốc và các bệnh khác. Vì thế, bạn cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn.

  1. Không dung nạp lactose gây tiêu chảy
    không dung nạp lactose

Tiêu chảy được định nghĩa là sự gia tăng tần suất phân, độ lỏng hoặc khối lượng. Điều này có nghĩa là lượng phân thải ra vượt quá 200g trong khoảng thời gian 24 giờ được gọi là tiêu chảy. Tình trạng không dung nạp lactose có thể gây ra tiêu chảy bằng cách tăng thể tích nước trong đại tràng, làm tăng thể tích và hàm lượng chất lỏng của phân. Vấn đề này thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trong đại tràng, hệ vi khuẩn đường ruột lên men lactose thành axit béo chuỗi ngắn và khí. Hầu hết các axit này sẽ được hấp thụ trở lại vào đại tràng, lượng axit còn lại và lactose làm tăng lượng nước mà cơ thể thải vào đại tràng.

Có nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh tiêu chảy ngoài việc không dung nạp lactose bao gồm chế độ ăn uống, thuốc, nhiễm trùng và các bệnh về đường ruột.

  1. Không dung nạp lactose gây đầy hơi

Quá trình lên men của lactose trong đại tràng làm tăng sản xuất khí hydro, metan và carbon dioxide. Ở những người không dung nạp lactose, hệ vi sinh đại tràng hoạt động nhiều hơn trong việc lên men đường sữa thành axit và khí, làm tăng tần suất triệu chứng đầy hơi.

Lượng khí được tạo ra có thể khác nhau nhiều từ người này sang người khác do sự khác biệt về hiệu quả của hệ vi sinh vật, cũng như tốc độ tái hấp thu khí của đại tràng. Các khí được sản xuất từ quá trình lên men lactose không có mùi. Trên thực tế, mùi của chứng đầy hơi xuất phát từ sự phân hủy protein trong ruột chứ không phải carbohydrate.

  1. Không dung nạp lactose gây táo bón
    Tình trạng táo bón là tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Táo bón được tính khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần. Đây là một dấu hiệu khác của tình trạng không dung nạp đường sữa và khá hiếm gặp.

Khi vi khuẩn trong quá trình lên men không tiêu hóa được lactose, chúng tạo ra khí metan. Khí metan sẽ làm chậm thời gian cần thiết để thức ăn di chuyển qua ruột, dẫn đến táo bón điển hình ở một số người. Cho đến nay, khả năng gây táo bón của metan chỉ được nghiên cứu ở những người mắc hội chứng ruột kích thích và sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Do đó, chứng táo bón cần được nghiên cứu nhiều hơn ở những người không dung nạp lactose.

Nguyên nhân chính xác khiến ruột non không sản sinh đủ enzyme lactase để tiêu hóa lactose vẫn chưa được xác định.

Dị ứng Lactose

Tuy nhiên một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này, bao gồm:

Tuổi tác cao: Lượng enzyme lactase có xu hướng giảm khi cơ thể già đi. Điều này có thể làm phát sinh tình trạng không dung nạp/ dị ứng lactose.
Trẻ sinh non: Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ bị dị ứng lactose do các tế bào trong ruột không được phát triển hoàn chỉnh.
Các bệnh lý ở ruột non như bệnh Crohn và Celiac: Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của ruột non. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc chứng dị ứng lactose.
Xạ trị: Tác động từ biện pháp xạ trị có thể làm biến đổi tế bào trong tá tràng, khiến cơ quan này không sản xuất đủ lượng enzyme lactase để tiêu hóa đường và sữa.

Dị ứng Lactose là tình trạng khá phổ biến ở người Châu Á. Hầu hết các triệu chứng do tình trạng này gây ra đều có mức độ nhẹ và không gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Để cải thiện tình hình, những người bị bất dung nạp lactose có thể sử dụng một lượng nhỏ sữa mỗi lần, dùng phô mai và sữa chua, những sản phẩm chứa ít đường lactose hơn sữa tươi; hoặc mua các sản phẩm sữa đã qua xử lý phân hủy đường lactose trước để tránh hiện tượng này.

Spread the love
  •  
  •  
  •  

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart